TRÙNG DƯƠNG LẬP GIÁO THẬP NGŨ LUẬN
CHƯƠNG 3: HỌC THƯ - 學書
- Bản văn -
Nguyên văn:
1, Học thư chi đạo, bất khả tầm văn nhi loạn mục.
2, Đương nghi thải ý dĩ hợp tâm, xá thư tham ý thải lý. Hợp lý thải thú, lai đắc
thú tắc khả dĩ thu nhập chi tâm.
3, Cửu cửu tinh thành, tự nhiên tâm quang dương dật, trí thần dũng dược, vô sở
bất thông, vô sở bất giải.
4, Nhược đáo thử tắc khả dĩ thu dưỡng, bất khả trì sính nhĩ, khủng thất vu tính
mệnh.
5, Nhược bất cùng thư chi bản ý, chỉ dục ký đa niệm quảng. Nhân tiền đàm thuyết,
khỏa nhạ tài tuấn. Vô ích vu tu hành, hữu thương vu thần khí. Tuy đa khán thư,
dữ đạo hà ích?
6, Ký đắc thư ý, khả thâm tàng chi!
Khâu tổ |
Diễn Nôm:
1, Phàm kẻ học sách (Đạo) không được phép loạn mắt mà liếc đọc
câu chữ.
2, Nên lựa những “ý” hợp với (Đạo) tâm, qua những ý đã gặt hái được đó mà đúc kết
ra được “cái lý”. Từ việc nhận ra những lý lẽ ẩn tàng nơi các Đạo thư, ta có thể
sinh ra cảm giác “lý thú”. Một khi đã có cái lý thú này, ta sẽ dễ ràng thâu nhập
“ý” và “lý” vào tâm khảm mình.
3, Cứ tinh thành như vậy, lâu ngày, tâm trí trở nên sáng láng và sung mãn. Chẳng
gì là không thông đạt, tường giải.
4, Muốn đạt được như vậy thì phải tu dưỡng tập luyện kiên trì, không được ham
nhanh ham vội. Bằng không, chỉ sợ là tổn thất cho tính mệnh bản thân mà thôi.
5, Nếu không hiểu đến cùng ý nghĩa bản văn, chỉ tham ghi nhiều đọc rộng, tham
luận bàn trước người ta mà khoe khoang tài cán. Như thế không chỉ vô ích với việc
tu hành mà còn thương phạm thần khí. Tuy đọc nhiều sách vở, ấy lại có ích gì với
Đạo?
6, Đã đắc được ý của Đạo thư, thì sẽ có thể thâm tàng Đại Đạo!
Ở chương thứ 3 này, Vương tổ giới thiệu cho chúng ta về
phương pháp học tập Đạo thư.
Đạo thư chỉ tất cả các sách vở chứa chân lý giúp ta nhận thức và thêm gần gũi Đại
Đạo. Đạo thư là những bản văn vô cùng trân quý vì đúc kết kinh nghiệm tâm linh
về Đại Đạo của các Chân Nhân đi trước. Phần dịch nghĩa tường minh Tổ ý nên tôi
không bình gì thêm.
- Chu Lăng thần hy quân -
0 Nhận xét