VỀ LƯỢC SỬ CỦA ĐẠO TẠNG

 KHÁI LƯỢC VỀ LỊCH SỬ ĐẠO TẠNG

Chu Lăng thần hi quân

Về bài viết này: Bài viết chỉ nhằm mục đích biên tập trình bày về nguồn gốc của Đạo tạng theo góc độ khảo cứu các bản văn cổ kính còn sót lại mà thôi. Trong bài viết, tác giả tham khảo phần đa kiến thức theo học giả Trương Quốc Phù trong tác phẩm Đạo Tạng Nguyên Lưu Khảo của ông. Bên cạnh đó, trích đoạn thêm các kinh điển Đạo giáo cũng như Phật giáo để làm sáng tỏ nguồn gốc cũng như số lượng kinh điển trong Đạo Tạng từng thời. Lý do có các kinh điển Phật Tạng như Tiếu Đạo Luận của Châu Loan là bởi, y soạn 36 chương luận để chế nhạo Đạo kinh. Và thật quý báu khi những lời chê nhạo này tồn tại đến ngày nay rất nguyên vẹn, là bằng chứng không thể khách quan hơn để giới nghiên cứu Đạo giáo biết được về sự xuất hiện của số lượng Đạo kinh trong Đạo tạng cũng như số lượng thực sự của nó!

Bài viết này cũng không đề cập các nguồn văn tự căn của Đạo giáo, tức là các truyền thống kinh điển, vốn là nguồn gốc thực sự của Đạo Tạng: Thượng Thanh Kinh, Linh Bảo Kinh, Tam Hoàng Kinh.

Bài viết chỉ nhằm mục tham khảo, chia sẻ kiến thức, một số trong đây có suy luận cá nhân, một số luận cứ còn mâu thuẫn và chưa rạch ròi, có thể là do lỗi biên soạn, khắc mộc bản hay nhiều nguyên do khác.



Tranh từ bản khắc gỗ Độ Nhân Kinh - Chính Thống Đạo Tạng - bản Tam Gia

Tranh từ bản khắc gỗ Độ Nhân Kinh - Chính Thống Đạo Tạng - bản Tam Gia


1, Đông Hán

Có thể khẳng định, bên cạnh nhiều kinh điển phát xuất theo dòng thời gian, không ít trong số đó đã bị mai một do binh hỏa, thiên tai hoặc nhiều biến cố Tôn giáo – Chính trị đa đoan. Nhiều Đạo kinh đến nay đã không còn, tuy nhiên, một trích đoạn hay tên của nó còn được đề cập ở một bản văn khác còn lưu truyền đến ngày nay. Qua đây, giúp ta khảo cứu một cách gián tiếp số lượng cũng như danh mục các kinh điển; Hay một cách thâm tế hơn, khảo cứu nguồn gốc hình thành và truyền lưu kinh điển nói chung và Đạo tạng nói riêng.

Sớm nhất vào đầu thời Đông Hán (111), trong “Hán Thư – Nghệ Văn Chí” đã có ghi chép về các thư tịch, trong đó có các kinh điển đạo giáo. Phải kể đến: Đạo Tam thập thất gia 993 thiên, Phòng Trung bát gia 186 quyển, Thần Tiên thập gia 250 quyển.

Trong phần Đạo Gia, có nhắc đến các sách về Lão Tử, Quan Doãn Tử, Trang Tử, Liệt tử… Tuy không rõ nội dung, chương số, nhưng phần giảng về các sách này nói: “Đạo Gia ấy lưu truyền, có lẽ khởi đi từ các quan chép sử. Vì ghi lại đạo lý thành bại tồn vong họa phúc xưa nay, nên (thấu suốt trần thế mà) về sau biết bỉnh yếu chấp bản, tự giữ thanh hư, tự trì ti nhược, là thuật của bậc quân nhân vương chúa vậy. Lại hợp với đức nhượng của vua Nghiêu, khiêm của Dịch, một khiêm mà bốn ích làm sở trường vậy. Cùng với phóng thả mà tuyệt dục khứ lễ, bỏ đi nhân nghĩa, duy chỉ lấy thanh hư mà trị vậy”.

Hay như trong Thần tiên thập gia, có các sách đề cập Hoàng Đế Tạp Tử, Thần Nông Tạp Tử…: “Thần tiên ấy, gìn giữ chân phần của tính mệnh mà vui chơi với ngoại cảnh. Vẫn thường tẩy ý bình tâm, coi chỗ sống chết như một mà trong ngực chẳng tia kinh sợ. Tuy nhiên (người thế) truyền lan, tất khiến những điều quái lạ nhiều càng thêm nhiều, (đây) chẳng phải điều thánh vương thường dạy vậy. Khổng tử viết: Sách ẩn hành quái, hậu thế đều thuật lại. Ta chẳng làm như thế!”

Những điều trên quả như lược lại cốt yếu căn bản triết lý Đạo giáo. 

Bão Phác Tử - Hà Lãm Thiên có ghi lại danh mục một số kinh điển, trong đó có Dung Thành Kinh. Trước đó không có thư tịch nào có tên tương tự, duy chỉ trong Hán – Chí có hai bộ: Dung Thành Âm Đạo trong Phòng Trung Gia và Dung Thành Tử trong Âm Dương Gia.

Tới cuối thời Đông Hán, danh xưng Đạo Thư bắt đầu xuất hiện và được sử dụng.

2, Bão Phác Tử (283-343)

Hán mạt Tam Quốc, nhiều Đạo Thư lần lượt xuất hiện. Tới đầu Tấn, kinh điển thêm nhiều. Trong Bão Phác Tử - Hà Lãm Thiên ghi chép lại danh mục Đạo kinh khoảng 670 quyển, thứ đến phù đồ 510 quyển. Hợp quy ước chừng 1200 quyển Phụng triện Long chương. Trong thư mục này, đề cập một số dạng thức trình bày như Kinh, Ký, Phù, Đồ, Nghi (duy có một quyển Thăng Thiên Nghi).Về nội dung, dường như chủ yếu xoay quanh Phục nhị, Luyện dưỡng, Phù đồ và Toán luật. Trai nghi không thấy đề cập, Chư tử cùng Y Dược cũng chưa ghi nhận. 

Phần lớn các kinh điển được đề tên trong danh mục kể trên đều không còn. Giải thích về nghê do này: Đường, Thích Đạo Thế trong Pháp Uyển Châu Lâm quyển 69 Phá Tà Thiên, tiết 3 Vọng Truyền Tà Giáo tường thuật lịch đời lưu truyền kinh thư. Đến đời Tấn, Đạo Thư phong phú. Ấy nhưng đạo sĩ trân quý mà bí tàng, lại thêm biến cố Chu Vũ Đế diệt Đạo Phật hai giáo ấy mà Đạo thư không còn lư bố rộng rãi, dễ dàng mai một.


3, Lưu Tống Lục Tu Tĩnh (406-477) Tam Đỗng Kinh Thư Mục Lục

Pháp Uyển Châu Lâm tường thuật: Năm Thái Thủy thứ 7 đời Tống Minh Đế, Lục Tu Tĩnh phụng mệnh cẩn án Tam Đỗng Kinh Thư Mục Lục trình vua rằng: “道家經書并藥方符圖等總一千二百二十八卷云一千九十卷已行於世一百三十八卷猶在天宫”

“Tiếu Đạo Luận phẩm 31 – Đạo Kinh vị xuất ngôn xuất giả”: 案玄都道士所上經目。取宋人陸修靜所撰者。目云。上清經一百八十六卷。一百一十七卷已行。始清已下四十部六十九卷未行於世。檢今經目。並云見在。乃至洞玄經一十五卷。猶隱天宮。今檢其目並注見在。臣笑曰。修靜宋明時人。太始七年因勅而上經目。既云隱在天宮。爾來一百餘年。不聞天人下降。不見道士上昇。不知此經從何至此.

“Tiếu Đạo Luận phẩm 36 – Chư Tử vi Đạo thư giả”: 玄都經目云。道經傳記符圖論六千三百六十三卷。二千四十卷有本。須紙四萬五十四張。其一千一百餘卷經傳符圖。其八百八十四卷諸子論。其四千三百二十三卷陸修靜錄。有其數目及本並末得.

Nguyên “Đạo Tạng Tôn Kinh Lịch Đại Cương Mục”: 宋簡寂先生陸修靜《經目》,藏經一萬八千一百卷。宋明帝太始七年考功郎中校勘,僅存六千三百有餘卷.

Thượng Thanh Linh Bảo Đại Pháp quyển 40: 陸簡寂校之目…一萬八千卷後世稱三十六部萬八千篇者.

Đường “Thái Thượng Hoàng Lục Trai Nghi quyển 52”: 自三古已降,迄于巨唐。寶軸靈文,或隱或見。或出於史冊,或著在別傳。至宋朝簡寂先生,校讎之際,述珠囊經目,萬八千卷。其後江表干戈,秦中兵革。真經祕冊,流散者多.

Đường “Đạo giáo giáo nghĩa xu” cũng đề cập Tam Đỗng Kinh Thư Mục Lục của “Lục Tiên Sinh”.

Có thể nói Tam Đỗng Kinh Thư Mục Lục của Lục Tu Tĩnh đại sư là mục lục Đạo kinh chính thức các danh mục kinh điển. Tuy nhiên, tùy theo từng trình thuật khác nhau, số lượng kinh điển trong mục lục này được đề cập khác nhau. Các nhà nghiên cứu cũng có nhiều nhận định khác biệt, tuy nhiên, con số hơn bốn ngàn được xem như có khả năng nhất! 

4, Các Đạo Tạng theo dòng thời gian

Nhiều lần nhiều cách, qua dòng thời gian, nhiều kinh mục được biên soạn bởi một số cá nhân hay tông quán, phải kể đến:

+ Nam Triều - Mạnh Pháp Sư “Ngọc Vĩ Thất Bộ Kinh Thư Mục”

+ Lương(502-557) – “Đào Hoằng Cảnh Kinh Mục”, Thái Thượng Chúng Kinh Mục, Tam Thập Lục Bộ Tôn Kinh Mục

+ Lương – Nguyễn Hiếu Tự “Thất Lục - Tiên Đạo Lục”: Kinh Giới 290 chủng, 880 quyển; Phục nhĩ 48 chủng 167 quyển; Phòng Trung 13 chủng 38 quyển; Phù đồ 70 chủng 130 quyển. Bốn bộ vị chi 1138 quyển

+ Bắc Chu (557-581) Huyền Đô Quán Kinh Mục: 6363 quyển trong đó 2040 quyển có mộc bản, cần 40054 trang mới in hết. Hơn 1100 quyển ghi Kinh Truyện Phù Đồ, 884 quyển Chư Tử Luận, 4323 quyển đã có trong số mục của Lục Tu Tĩnh nhưng chưa có bản. Tiếu Đạo Luận – Chư Tử vi Đạo thư giả viết: Nghệ văn chí 884 cuốn đâu chỉ riêng Đạo gia, tóm cả vào kinh mục là lấy làm nghi ngại! Như Lục Tu Tĩnh không xếp các bộ Tử, Y… đó vào nay lại có, không hiểu có sao!? Đã thế Đạo sĩ lại rằng, chưa thụ kinh giới Đạo giáo không được đọc tụng Đạo thư, há chẳng phải bắt dân ngu dân, ngay như các bộ Kim Quỹ, Thương Hàn, Hoàng Đế cũng của riêng Đạo gia hay chăng? Chưa kể 884 quyển trong nghệ văn chí thất lạc biết bao nhiêu, sao nay lại còn?

+ Bắc Chu (Chu Vũ Đế 560-578) – Vương Diên Hiệu Định Đạo Thư, Châu Khỏa Kinh Mục: 8030 quyển. Theo Thái Thượng Hoàng Lục Trai Nghi viết: Hậu Chu vũ Đế lập Thông huyền quán, thu tập chúng kinh, do cập vạn quyển.

+ Tùy Triều Đạo Thư Tổng Mục: 7300 quyển

+ Đường - Doãn Văn Thao Ngọc Vĩ Kinh Mục: Đường Thần Long Nguyên Niên (705) đốt/ cấm hết Hóa Hồ Kinh. 

Thái tử bệnh nặng, Đường Cao Tông nguyện tập Đạo kinh được sưu tầm lại 7000 quyển phục hồi được bộ Đạo tạng hiệu là Nhất Thiết Đạo Kinh

+ Đường Huyền Tông Tiên Thiên (712), các đạo sĩ nhiều đạo quán biên tu lại Nhất Thiết Đạo Kinh, còn lại 3744 quyển, tập thành Tam Đỗng Quỳnh Cương. Năm Thiên Bảo thứ 7 (749) lưu bố khắp nơi.

+ Đến Tống, 5 lần tập kết chỉnh lý Đạo kinh, căn cứ vào 3700 quyển còn sót lại từ Đạo Tạng thời Đường mà khôi phục. Thuở Tống Chân Tông phong Lão Tử là Thái Thượng Hỗn Nguyên Hoàng Đế, mệnh Trương Quân Phòng tập “Đại Tống Thiên Cung Bảo Tàng” 5481 quyển. Sau được in ra tại Phúc Châu xưng là Vạn Thọ Đạo Tạng.

+ Kim - Chương Tông soạn Đại Kim Huyền Đô Bảo Tàng 6455 quyển.

+ Nguyên - Tống Đức Phương thụ mệnh soạn Đại Nguyên Huyền Đô Bảo Tàng hơn 7800 quyển.

Tất thảy Đạo tạng kể trên đều đã mất hết, không còn lưu truyền nguyên bản.

+ Thời Minh, từ năm Vĩnh Lạc 17 đến năm Vĩnh Lạc 20, Nhậm Tự Viên trụ trì Võ Đang hiệu chỉnh tu bổ. Đến năm Chính Thống thứ 10 khắc bản thành 5305 quyển, xưng Chính Thống Đạo Tạng.

+ Minh Thần Tông niên hiệu Vạn Lịch 35, mệnh Thiên Sư đời 50 Trương Quốc Tường biên tập Tục Đạo Tạng, hợp lại là 5485 quyển, 121589 khối kinh mộc bản.


Đăng nhận xét

1 Nhận xét