Đạo giáo coi Đạo Kinh Sư Tam Bảo là tín ngưỡng căn bản và tối quan trọng. Phàm muốn cầu Chân học Đạo tất phải thông qua kinh sách. Kinh thư tôn quý " Phượng Triện Long Chương" chứa Đạo vô cùng. Ấy thế, ngặt nỗi huyền diệu vi tế, tục phàm khó lòng nào mà đốn ngộ. Vậy muốn học được kinh phải cần có thầy chỉ dạy.
Học Đạo, việc đầu tiên vẫn là bái sư.
Độ sư. Tiên sinh. Sư phụ.
1. Độ sư
Phàm kẻ học Đạo, khi bái sư và quy y Đạo Kinh Sư Tam Bảo thì chính thức trở thành người của Đạo Giáo. Khi đó, tính mệnh của y không còn bị quản lý bởi minh ty địa phủ mà chuyển sang Tam Quan Đại Đế định đoạt công phúc tội khiên.
Khi bái sư, người học Đạo được ban đạo danh. Người ban Đạo danh được gọi là Độ sư hay Bản sư của đương sự. Đạo danh gồm hai chữ, chữ thứ nhất lấy từ truyền thừa văn của tông phái, chữ thứ hai thì tùy ý lựa chọn. Tỷ dụ đệ đử đời 26 Long Môn Phái lấy chữ sùng nằm tại vị trí 26 trong "Truyền thừa văn" hợp với một chữ bất kì. Sùng Đạo, Sùng Thiện, Sùng Chân, Sùng Dương...
Độ sư cả đời chỉ được bái một lần, cũng như đạo danh chỉ được ban một lần và dùng cả đời. ( Trừ các trường hợp đặc biệt). Nơi vị Độ sư và đệ tử sẽ được thiết lập một mối tương quan bền chặt và trọn đời. Chính vì thế, đệ tử có trách nghiệm tôn trọng, hiếu kính sư phụ, đóng góp xây dựng tông phái, và chuyên lo tu học. Phía vị độ sư có trách nghiệm chỉ dạy đệ tử trên việc học đạo.
2. Tiên sinh.
Vì bản chất việc bái sư rất nghiêm trọng đòi hỏi sự gắn bó và trách nghiệm nên để tránh sự khó xử, thông thường không bái sư ngay, nhưng bái tiên sinh trước để đương sự xét xem có phù hợp với linh đạo bản phái cũng như vị tiên sinh này. Đồng thời để thử thách sự kiên trung của người đệ tử.
Tiên sinh là người dạy dỗ các môn học trong Đạo. Kinh thư, ca vận, hán văn, đạo thuật.... Một người có thể bái nhiều người làm tiên sinh. Khi đã có độ sư việc bái tiên sinh cần có sự cho phép của ngài.
Tiên sinh và đệ tử chỉ có sự gắn bó và trách nghiệm tương đối.
3. Sư phụ
Cả tiên sinh và độ sư đều có thể gọi là sư phụ. Sư phụ là từ dùng chung để thể hiện sự tôn kính với người đã và đang chỉ dạy mình. ( Trừ những ai đã có liên đới qua dòng truyền thừa gần gũi).
Không xưng hô hai tiếng " sư phụ " cách bừa bãi.
4. Việc bái sư và bái tiên sinh
Đều đơn giản hoá qua việc hành đại lễ và dâng trà. Trong một số trường hợp có thể bỏ dâng trà nếu bất tiện.
( Hành đại lễ tức hành tam lễ cửu khấu )
1 Nhận xét
😍
Trả lờiXóa